Tìm hiểu về làng nghề dệt chiếu cói An Xá – Lệ Thủy | Phongnha Discovery Tours

Tìm hiểu về làng nghề dệt chiếu cói An Xá – Lệ Thủy

Share:

Làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy không chỉ biết đến là quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà còn nổi tiếng với nghề sản xuất chiếu cói truyền thống. Người dân làng An Xá cũng như vùng Lệ Thủy chủ yếu làm ruộng, vùng đất sông nước và phù sa màu mỡ nên nơi đây cũng được coi là vựa lúa lớn của tỉnh Quảng Bình. Ngoài công việc chính làm nông, người dân luôn tìm kiếm công việc khác để làm vào những buổi chiều nhàn, nghề dệt chiếu cói đã giúp người dân kiếm thêm thu nhập. Góp phần phát triển đời sống an sinh của người dân.

Nghề làm chiếu cói xuất hiện tại An Xá cách đây khoảng trên 600 năm về trước. Người dân ở đây làm nghề chiếu cói hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Để hoàn thành một chiếc chiếu thì phải trải qua không ít giai đoạn khó khăn từ khâu trồng cói đến cho ra thành phẩm. Cói ở đây cho chất lượng dai tốt nhất là thường 5 năm người dân thu hoạch một lần, mỗi năm bứt cói 2 lần vào khoảng tháng 3 và tháng 6 âm lịch rồi đến phân loại, chẻ cói và phơi hong...

Chạy thẳng đường làng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp từng bó cói được xếp trải dài ở vệ đường, những hình ảnh thật giản dị nhưng cũng thật lạ lẫm khi khó bắt gặp ở những nơi khác. Sau khi cói được phơi đến độ thì sẽ đưa vào dệt để cho ra thành phẩm cuối cùng, những tấm chiếu mộc mạc đã ra đời.

Trải qua bao thời kì, nhiều người dân ở đây vẫn cần mẫn làm nghề, gìn giữ những gái trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại. Những bàn tay mộc mạc, chai sần ấy vẫn cần mẫn, tỉ mỉ đan từng chiếc chiếu thủ công nhưng không kém phần tinh xảo. Người dân để ra bao tâm huyết để cho ra thành phẩm tuyệt vời này, nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chiếu cói ở đây rất bền và dai, có lẽ vì vậy mà người dân vẫn rất ưu ái cho chiếu cói của mảnh đất quê hương anh hùng này.

Ghé thăm làng nghề dệt chiếu cói An Xá, bạn sẽ hiểu hơn về công việc của người dân làng nghệ luôn tâm huyết và giữ lửa. Để lại nét đẹp văn hóa đặc trưng cho truyền thống văn hóa của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.

 

Tin liên quan