Khám phá lịch sử qua các điểm du lịch trong Tour DMZ Quảng Trị

Share:

Tour du lịch DMZ nghĩa là vùng “phi quân sự” là nhắc tới khu phi giới tuyến quân sự tạm thời. Sau hiệp định Giơ Ne Vơ được ký vào ngày 20/07/1954 thì Vĩ Tuyến 17 dọc theo con sông Bến Hải được chọn làm vĩ tuyến chia đôi Bắc – Nam Việt Nam. Tại Việt Nam, Quảng Trị là địa phương đầu tiên tập trung khai thác mô hình du lịch DMZ. DMZ là viết tắt của Demilitarised Zone hay còn được gọi là khu giới tuyến quân sự tạm thời. Trên thế giới, các tour DMZ thường hút khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Từng là cứ điểm quan trọng trong các cuộc chiến tranh, hiện nay, Quảng Trị còn lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử đồ sộ. Hình thành những tour du lịch DMZ trở thành thương hiệu du lịch của tỉnh. Đặt chân đến đây, bất kỳ ai đều muốn được trải nghiệm hình thức du lịch độc đáo này. Tour du lịch DMZ Quảng Trị mang giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo, giúp bạn hiểu thêm về một thời kỳ hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Sân bay Tà Cơn

Sân bay Tà Cơn hiện là một di tích lịch sử ở thôn Hòa Thành xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Cách đường Hồ Chí Minh (đoạn nối từ Khe Sanh tới Hướng Lập) hơn 400 m về hướng đông bắc, và cách thị trấn Khe Sanh 3 km về hướng bắc. Trong Chiến tranh Việt Nam thời kỳ năm 1966 – 1968 sân bay Tà Cơn là đầu cầu hàng không trong cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ, là mắt xích quan trọng của tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Những năm đó Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành Chiến dịch giải phóng Khe Sanh để khai thông con đường tiếp vận từ miền Bắc vào miền Nam. Di tích đã được Bộ VHTT xếp hạng quốc gia tại Quyết định số 236/QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 12 năm 1986.

Tại khu di tích có nhà bảo tàng và các vật trưng bày chiến cụ như máy bay, trực thăng, xe tăng. Di tích Sân bay Tà Cơn hiện là điểm tham quan quan trọng trong tour du lịch "tour DMZ - Thăm lại chiến trường xưa" trong Chiến tranh Việt Nam.

Cầu Đakrông

Cầu Đakrông là một cây cầu bắc qua sông Đakrông trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Cầu nằm trong khu di tích - danh thắng Đakrông. Đây là điểm đầu của Quốc lộ 14 nối từ Quảng Trị đến Bình Phước.

Trong chiến tranh, cầu Đakrông là một chiếc cầu sắt và là tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau năm 1975, với sự giúp đỡ của Cuba, một chiếc cầu treo dài 100 m, rộng 6 m đã được xây dựng để thay thế cầu sắt cũ. Tuy nhiên, cây cầu treo đã bị sập vào năm 1999. Sau đó, chính quyền đã cho xây lại một cây cầu dây văng như hiện nay.

Du ngoạn ở đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở xung quanh cây cầu mà còn có cơ hội giao lưu tìm hiểu văn hóa của đồng bào Pa cô, Vân Kiều. Họ đều là những người dân kiên cường trong cuộc đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm và có rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. 

Đồi Rockpile

Đồi Rockpile, tên địa phương gọi là núi Một, là một núi đá gần thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Trong Chiến tranh Việt Nam, ngọn núi được quân đội Hoa Kỳ dùng làm tháp canh để quan sát những hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong khu phi quân sự ở Quảng Trị từ năm 1966 đến 1968. Đồi Rockpile nằm trên đường 9, cách Đông Hà 29 km về phía Tây, cách cầu Đakrông 20 km về phía Đông, cách sông Bến Hảicầu Hiền Lương khoảng 18 km tính theo đường chim bay.

Đồi Rockpile cao 230 m, không có đường lên xuống. Mọi tiếp liệu đến đó đều do máy bay trực thăng mang đến, thậm chí lính Mỹ dùng nước từ trực thăng phun xuống để tắm. Quần áo dơ được gom lại trước khi chuyển đến Philippines để giặt.

Đồi Rockpile là một trong những điểm đến quan trọng trong tuyến du lịch DMZ nổi tiếng ở Quảng Trị, thu hút nhiều du khách quốc tế.

Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh (các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Giang, Vĩnh Sơn, thị trấn Cửa Tùng) và huyện Gio Linh (xã Trung Hải), tỉnh Quảng Trị.

Địa danh Hiền Lương - Bến Hải là nơi đã chứng kiến nỗi đau chia cắt hai miền và những sự kiện lịch sử gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của quân và dân ta trong thời kỳ chống Mỹ - Ngụy. Sau khi Hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết (ngày 20/7/1954), nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm ranh giới, để chờ đến tháng 7/1956 tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng với những biến cố do sự phá hoại của các thế lực thù địch, đã khiến chúng ta phải mất 21 năm sau (1975), với bao xương máu của chiến sĩ, đồng bào đã đổ xuống mới giành được độc lập, thống nhất đất nước.

Trục chính của di tích này nằm xuyên suốt theo hướng Bắc - Nam mà trung tâm chính là chiếc cầu Hiền Lương lịch sử - nhịp nối giữa Cột cờ phía Bắc và Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam.

>>>Khám phá Tour DMZ Quảng Trị tại đây.

Địa Đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc thuộc địa phận thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một công trình quân - dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hảicầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.

Địa đạo Vịnh Mốc nằm trong hệ thống các điểm du lịch khu phi quân sự trước đây trong chiến tranh Việt Nam, đã được công nhận là di tích lịch sử Việt Nam. Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc chính thức mở cửa đón khách từ năm 1995, đến nay đã thu hút được một lượng du khách lớn.

 

 

 

 

Tin liên quan