Lũy Thầy là một biểu tượng di tích lịch sử nổi tiếng tại Quảng Bình. Trải qua thời gian lịch sử, Lũy Thầy đã trở nên di tích gần gủi, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Thành phố Đồng Hới nói riêng và du lịch Quảng Bình nói chung.
Tóm tắt về lịch sử hình thành Lũy Thầy
Lũy Thầy (hay còn gọi là Lũy Đào Duy Từ), do tướng Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng năm 1630 và đã hoàn thành sau 3 năm. Lũy bắt đầu từ núi Đầu Mâu (nay ở làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh) và kết thúc ở cửa biển Nhật Lệ (Đồng Hới). Lũy được xây dựng nhằm bảo vệ Đàng Trong trước sự tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Nằm dưới sự cai quản của chúa Nguyễn, Lũy Thầy trở thành bức tường thành vững chắc, giúp bảo vệ lãnh thổ từ sông Gianh trở vào Nam. Từ năm 1627 đến 1672, Lũy Thầy góp phần giữ vững cơ đồ và sự nghiệp của chúa Nguyễn tại Đàng Trong.
Sơ lược về Đào Duy Từ
Đào Duy Từ ông sinh năm 1572 mất 1634, Ông sinh ra trong nhà kép hát đào ca. Nên ông và gia đình bị xã hội và vua quan thời Lê Trịnh khinh với quan niệm hẹp hòi “xướng ca vô loài”. Ông vào Nam, và được chúa Nguyễn trọng dụng. Ông là người đa tài: nhà quân sự, nhà thơ, và nhà văn hóa, danh thần thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Là Người nổi tiếng thông minh, hiểu rộng, thông suốt kinh sử, giỏi thiên văn, thuật số. Chỉ với 8 năm phò Chúa, từ năm 1627 đến năm 1634, nhưng Đào Duy Từ là người góp phần quan trọng định hình được nhà nước, địa lý, và bản sắc Đàng Trong. Với những đóng góp của ông, Chúa Nguyễn đã phong ông là “Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần”.
Trong đó, Lũy Thầy do ông quản lý xây dựng, là một công trình quân sự góp phần rất lớn cho Nhà Nguyễn, giữ vững lãnh thổ Đằng Trong, trước sự xâm chiếm của Chúa Tịnh đằng Ngoài. Đồng thời thể hiện tài năng quân sự, và tầm nhìn chiến lược của nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ.
Kiến trúc Lũy Thầy
Lũy Thầy là một hệ thống gồm 3 tòa lũy, trong đó hai lũy Nhật Lệ và Trường Dục được xây trong giai đoạn 1630-1631 dưới sự chỉ huy của Đào Duy Từ, còn một lũy kia do học trò của ông là tướng Nguyễn Hữu Dật thực hiện (1634, 1661).
Lũy Trường Dục
Lũy được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Hồi 囘 (nên còn được gọi là Lũy Hồi Văn), Lũy được đắp bằng đất sét, chân lũy rộng 6m, dài 10 km, cao 3m.khung thành bao bọc với bên ngoài, trong là doanh trại, công sự chiến đấu, kho lương bố trí theo lối chữ dĩ 已 liên hoàn chặt chẽ với lũy ngoài.
Lũy Động Hải (lũy Trấn Ninh)
Lũy Động Hải được xây năm 1631 cách lũy Trường Dục 20 km về phía Bắc. Lũy cao tầm 6m, dài hơn 12 km, phía ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim, phía trong đóng cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp, voi ngựa có thể đi được. Cứ cách 12 đến 20 mét lại xây một pháo đài đặt súng thần công, cách một trượng (4 mét) lại đặt một súng phóng đá.
Lũy Trường Sa (lũy Đồng Hới)
Năm 1634, Chúa Nguyễn lại sai tướng Nguyễn Hữu Dật tổ chức đắp lũy Trường Sa (hay còn gọi là Lũy Đồng Hới), dài 7 cây số chạy dọc ven biển, từ Sa Động (xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh) đến Huân Cát (Bảo Ninh ở hữu ngạn sông Nhật Lệ ngày nay).
Lũy Thầy Quảng Bình là dấu tích thể hiện rõ sự tài hoa của vị quân sư tài ba Đào Duy Từ. Đây cũng là một trong những di tích có giá trị to lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật vẫn còn tồn tại ở vùng đất này cho đến ngày hôm nay. Trong hành trình vi vu về với Quảng Bình, bạn nhất định phải một lần ghé đến tham quan Lũy Thầy đặc biệt này nhé.