Ngày 20/11 hàng năm, cả nước lại tưng bừng tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thầy, người cô đã không ngừng tận tâm, hết lòng vì sự nghiệp trồng người.
Hàng năm, các trường học đều tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như làm báo tường, thi văn nghệ để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh thể hiện tài năng mà còn góp phần tri ân công ơn của ngành nhà giáo.
Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (Fédertion International Syndicale des Enseignants) được thành lập ở Paris (Pháp) vào tháng 7 năm 1946. Đến năm 1953 Công đoàn giáo dục Việt nam được gia nhập tổ chức FISE - hội tụ những nhà giáo tiến bộ chào quốc tế.
Theo dòng lịch sử, trong một sự kiện diễn ra tại Ba Lan từ ngày 26-30/8/1975, Giáo dục Công Đoàn Việt Nam đã thống nhất lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà Giáo” để hưởng ứng bản “Hiến chương các Nhà giáo” của FISE.
Ngày lễ này được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng được giải phóng tại Việt Nam ngay sau đó. Tiếp theo, vào ngày 28/9/1982, Chính phủ đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Những hoạt động thường diễn ra trong ngày 20/11 Trong không khí nô nức của ngày hội tri ân nhà giáo Việt Nam, mỗi trường, mỗi lớp đều tham gia những hoạt động ý nghĩa như:
Làm báo tường, báo ảnh
Nhắc đến các hoạt động diễn ra trong ngày 20/11, chắc chắn không thể bỏ qua làm báo tường, bảo ảnh. Đây là hoạt động thường niên ý nghĩa được phát động phổ biến tại các cấp học vào tháng 11 hàng năm. Mỗi năm đều sẽ có những chủ đề mới mẻ để các bạn học sinh thỏa sức sáng tạo và dành những món quà bất ngờ cho thầy cô. Tùy theo chủ đề được phát động, mỗi lớp sẽ cùng nhau vẽ tranh, cắt dán, làm thơ,…
Thi văn nghệ, thể thao
Những tiếp mục văn nghệ, thể thao là “gia vị” không thể thiếu trong ngày 20/11. Hòa chung không khí vui tươi hứng khởi của Ngày hội Nhà giáo, học sinh thể hiện các tiếp mục văn nghệ như hát, múa, nhảy,… hoặc thể thao như cờ tướng, kéo co, nhảy bao bố,… Không chỉ mang đến niềm vui, các hoạt động này còn là dịp kéo các em học sinh xích lại gần nhau và cùng hướng đến hoạt động tri ân thầy cô.
Thi cắm hoa
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để toàn học sinh gửi tới thầy cô những bó hoa tươi thắm rực rỡ. Và còn gì ý nghĩa hơn khi những bó hoa trao tận tay thầy cô được tạo nên từ sân chơi nghệ thuật của hội thi cắm hoa. Tùy từng trường học, hội thi cắm hoa có thể được tổ chức theo quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Tổ chức buổi Lễ Mít tinh
Bên cạnh văn nghệ, hội thao, lễ mít tinh cũng là hoạt động không thể thiếu trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại lễ mít tinh, nhà trường sẽ tổng kết hoạt động thi đua 20/11 và có những phần quà ý nghĩa dành cho các cá nhân, tổ chức.
Tặng quà tri ân thầy cô
Tặng quà tri ân thầy cô ngày 20/11 Dịp tri ân đặc biệt không thể thiếu đi những món quà ý nghĩa. Không cần cầu kỳ, đắt tiền, những bông hoa nhỏ xinh, những tấm thiệp ý nghĩa, một bức tranh hay món đồ handmade cũng đủ để thể hiện sự chu đáo và bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô.
Những hoạt động khác
Ngoài những hoạt động kể trên, một số trường tổ chức hoạt động tri ân như: Hội thi viết về mái trường và thầy cô, Hội thi trang trí lớp học, góc học tập, thư viện,… Phiên chợ quê, hội thi nấu ăn,… Thi rung chuông vàng, hái hoa dân chủ,… Tổ chức dã ngoại, cắm trại, hội trại,…
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết của Phongnha Discovery thật hữu ích trong việc tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam và các hoạt động diễn ra trong ngày 20/11 sắp tới.